Epic Games đã tố cáo Apple lên Ủy ban Châu Âu (European Commission) vì từ chối xác nhận ứng dụng (notarisation submission) của họ, cho rằng hành động này của Apple là “tùy tiện, gây cản trở và vi phạm Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA)”.
-
Chưa công bố Switch 2, Nintendo đã khẳng định sẽ không để thiếu hàng
-
Fortnite tách phần thưởng Rank và chơi thường tạm thời, fan ủng hộ để vĩnh viễn
Trong một tuyên bố đăng trên Twitter, Epic cho biết Apple đã nêu vấn đề với các nút kêu gọi hành động (call-to-action button) của họ, tuyên bố cả nút “Get” (Nhận) và “In-app purchases” (Mua hàng trong ứng dụng) đều có thiết kế quá giống với nút của Apple.
Epic nói rằng họ đang sử dụng các cụm từ “cài đặt” và “mua hàng trong ứng dụng” vì điều này tuân theo các quy ước đặt tên mà người dùng ứng dụng đã quen thuộc.
“Apple đã hai lần từ chối xác nhận ứng dụng Epic Games Store của chúng tôi, với lý do là thiết kế và vị trí của nút ‘Cài đặt’ của Epic quá giống với nút ‘Get’ của Apple và nhãn ‘Mua hàng trong ứng dụng’ của chúng tôi quá giống với nhãn ‘Mua hàng trong ứng dụng’ của App Store,” Epic Games cho biết.
“Chúng tôi đang sử dụng cùng một quy ước đặt tên ‘Cài đặt’ và ‘Mua hàng trong ứng dụng’ được sử dụng trên các cửa hàng ứng dụng phổ biến trên nhiều nền tảng và đang tuân theo các quy ước tiêu chuẩn cho các nút trong ứng dụng iOS. Chúng tôi chỉ đang cố gắng xây dựng một cửa hàng mà người dùng di động có thể dễ dàng hiểu và dễ tiếp cận khi mua hàng trong ứng dụng là một thao tác quen thuộc theo quy định được tất cả các cửa hàng tuân theo hiện nay.”
“Việc từ chối của Apple là tùy tiện, gây cản trở và vi phạm DMA, và chúng tôi đã chia sẻ những lo ngại của mình với Ủy ban Châu Âu,” Epic kết luận. “Ngoài những trở ngại tiếp theo từ Apple, chúng tôi vẫn sẵn sàng ra mắt Epic Games Store và Fortnite trên iOS tại EU trong vài tháng tới.”
Nếu bạn chưa biết thì các nhà quản lý EU gần đây đã mở một cuộc điều tra mới sau những cáo buộc Apple không tuân theo các quy định của EU.
Ủy ban Châu Âu – bắt đầu điều tra về việc Apple bị cáo buộc không tuân thủ từ tháng 3 – đã cáo buộc Apple vi phạm Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA), nghĩa là Apple có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 10% doanh thu hàng năm toàn cầu của công ty. Điều đó có vẻ không nhiều, nhưng nếu bạn tính đến việc Apple tạo ra 301 tỷ bảng Anh (383 tỷ USD) mỗi năm, thì đó là một hình phạt đáng kể.